Gỗ lũa là gì? Đặc điểm, ứng dụng và phân loại chi tiết

- Advertisement -

Nổi tiếng là loại gỗ quý và có giá trị kinh tế cao, gỗ lũa được sử dụng phổ biến trong thiết kế đồ nội thất và tác phẩm nghệ thuật. Vậy gỗ lũa là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách phân loại gỗ lũa như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau. 

1. Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa là gì? Loại gỗ này chính là phần gốc của cây cổ thụ lâu năm đã chết. Gỗ lũa thường tìm thấy dưới bùn đất, sông suối, trong lòng đất hoặc ngoài tự nhiên. Dưới tác động của thời gian và thiên nhiên, gỗ lũa bị hóa thạch, quá trình mài mòn nên có hình dáng vô cùng độc đáo. Đặc biệt, gỗ lũa có tuổi thọ lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.           

Gỗ lũa chính là phần gốc nên rất cứng, rất khó bị mục nát hay mối mọt kể cả khi tác động của mưa hoặc nắng. Với độ bền và sự độc đáo đó đã làm tăng thêm giá trị của gỗ lũa.        

Gỗ lũa là gì

2. Phân loại gỗ lũa thế nào? 

Gỗ lũa gồm những loại nào? Gỗ lũa được phân thành 3 loại chính như sau:

  • Gỗ lũa dưới sâu lòng đất: Loại gỗ này rất khó khai thác và cần hết sức cẩn thận vì nếu chặt hết phần rễ chính sẽ không còn giá trị. Gỗ lũa dưới sâu lòng đất có màu sắc tự nhiên nên được đánh giá cao. Với ưu điểm nổi bật là màu sắc đẹp và khó khai thác, do đó gỗ lũa được ưa chuộng. 
  • Gỗ lũa chìm trong bùn nước: Đây là loại gỗ lũa phổ biến nhất và được hình thành do bị trôi dạt, bùn lầy hay lũ cuốn trôi với màu đen đặc trưng. Loại gỗ lũa này dễ dàng khai thác hơn so với các loại gỗ khác. Gỗ lũa chìm có kích thước và trọng lượng lớn nên khá khó khăn trong việc vận chuyển. 
  • Gỗ lũa tạo thành từ gió và mưa: Dưới tác động của gió bão qua hàng trăm năm khiến cho gỗ trở lên có giá trị nhất. Đặc điểm của loại gỗ lũa này đó là có những đường vân đẹp tự nhiên, chất gỗ chắc và đanh. 

Xem thêm: gỗ mdf là gỗ gìcửa gỗ 2 cánh tân cổ điển

Phân loại gỗ lũa thế nào

3. Đặc điểm của gỗ lũa là gì? 

Khi trả lời được câu hỏi gỗ lũa là gì, bạn cũng có thể tìm hiểu về đặc điểm của loại gỗ này như sau:  

– Không bị mục, rất cứng và không bị mối mọt như các loại gỗ khác khi tác động của tự nhiên như: Côn trùng, mưa, nắng hay dòng chảy của nước. 

– Gỗ lũa có hình dáng độc đáo, không bị trùng lặp. Đặc biệt, gỗ lũa có hình dáng độc nhất vô nhị và không thể tìm thấy cái thứ hai. 

Đặc điểm của gỗ lũa là gì

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những ưu điểm nổi bật của gỗ lũa như:

– Siêu bền và có khả năng chịu được mọi tác động của thời tiết. 

– Sở hữu hình dáng mà các loại gỗ khác không có được.

– Rất cứng, có khả năng chống va đập mạnh. 

– Gỗ lũa không có nấm phấn, sâu bệnh hay nấm hạt cải. Đặc biệt, gỗ lũa rất ít khi có sâu bệnh hay ốc sên nhớt. 

Loại gỗ này cũng có một số nhược điểm như: 

– Gỗ lũa thường rất nặng, chi phí vận chuyển cao. 

– Cần tưới nhiều nước, 2 – 3 lần/ngày. 

– Nếu trồng gỗ lũa cần lượng lớn phân.  

– Không phải tất cả các loại gỗ lũa với phong lan ghép đều phát triển tốt.   

Đặc điểm của gỗ lũa là gì

4. Ứng dụng của gỗ lũa là gì? 

Gỗ lũa được sử dụng để làm gì? Loại gỗ quý giá này thường được ứng dụng để chế tác nhiều vật quý hiếm như:     

– Làm tượng Phật: Gỗ lũa thường được sử dụng để làm các linh vật như ngựa, cóc ngậm tiền, tượng Phật Di Lặc, tượng Phúc – Lộc – Thọ. Đây đều là những vật phẩm quý và linh thiêng. Do đó, loại gỗ lũa có niên đại hàng trăm năm hay ngàn năm được sử dụng để chế tác những vật phẩm quý.  

– Bàn trà bằng gỗ lũa: Đối với những sản phẩm gỗ lũa có đường kính lớn thường được dân sành chơi chế tạo nên những bộ bàn trà đẹp và độc lạ.  

Bên cạnh đó, gỗ lũa còn được sử dụng để làm những vật dụng trang trí nhà cửa, điêu khắc, tạo hình nghệ thuật, bể cá cảnh, bonsai…     

Tác phẩm từ gỗ lũa có mức giá từ vài triệu, chục triệu hoặc hàng trăm triệu đồng tùy theo loại gỗ. Hiện nay, các sản phẩm từ gỗ lũa được ưa chuộng không chỉ đẹp mà còn độc đáo. Đặc biệt, sử dụng gỗ lũa thể hiện được vị thế của gia chủ và mang tới niềm may mắn, phong thủy đặc biệt.  

Có thể bạn quan tâm: gỗ gì chịu nắng mưa tốt nhấtcửa gỗ 4 cánh đẹp nhất

Ứng dụng của gỗ lũa là gì

5. Giá gỗ lũa bao nhiêu tiền? 

Giá gỗ lũa còn tùy theo vào nhiều yếu tố khác nhau như: 

– Loại gỗ tạo nên lũa: Đó là tiêu chí hàng đầu để xác định được giá thành của gỗ lũa. Nếu như gỗ càng quý, thì cục lũa càng có giá trị. Nhất là đối với những loại gỗ lũa nhóm 1. 

– Thế lũa: Còn được gọi là hình dáng của cục lũa được tạo thành. 

– Kích thước của gỗ lũa: Khi gỗ có kích thước càng lớn thì càng giá trị. Lúc đó, thợ săn gỗ cần phải vào rừng sâu để đào gỗ và vận chuyển về. 

– Có điêu khắc: Đa phần mọi người thích chơi gỗ lũa có vẻ đẹp tự nhiên hơn. Nhưng cũng có nhiều người có thể tăng đường nét điêu khắc để đề cao giá trị của gỗ lũa. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về gỗ lũa là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của gỗ lũa. Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình loại gỗ lũa thích hợp nhất để sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình nhé.        

- Advertisement -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây